Bán lẻ đa kênh Omnichannel là gì?

Bán lẻ đa kênh Omnichannel là gì?

OmniChannel Retailing (OCR) là mô hình marketing All-in-One của ngành bán lẻ – khách hàng của bạn đến từ nhiều nguồn khác nhau, và họ sử dụng các thiết bị khác nhau để có được thông tin của bạn (dĩ nhiên là thông tin này được bạn truyền bá trên các thiết bị này rồi).

Đây là định nghĩa về OmniChannel của Wikimedia

OmniChannel Retailing is the evolution of multi-channel retailing, but is concentrated more on a seamless approach to the consumer experience through all available shopping channels, i.e. mobile internet devices, computers, brick-and-mortar, television, radio, direct mail, catalog and so on.

Một số các nguyên nhân khiến cho OmniChannel sẽ là kênh phát triển, và được các nhà bán lẻ đầu tư, và phát triển trong tương lai:

  1. Môi trường công nghệ ngày càng phát triển, rất nhanh chóng cho các thiết bị đầu cuối của người dùng, email, sms, mạng xã hội, điện thoại thông minh, máy tính bản,….
  2. Người dùng ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho việc online
  3. Khách hàng ngày càng đòi hỏi ở bạn nhiều hơn
  4. và cuối cùng, có lẽ là thiết thật nhất – đó là thói quen mua sắm đã dần thay đổi.

Và chắc chắn, bạn đã và đang thấy các khách hàng của mình họ chịu tác động bởi rất nhiều kênh, chiều, và chương trình marketing khác nhau, tăng thêm khả năng lựa chọn của họ và khách hàng của bạn ngày càng tinh thông hơn rất nhiều trong việc lựa chọn sản phẩm.

Bạn có thể xem 1 video về Omnichannel của Macy

Video clip sau đây là bài phân tích về Cross-Channel, Multi-Channel, và Omnichannel của Jon Sleeman, Director EMEA Industrial & Logistics Research (năm 2013)

Giá trị của kênh Omnichannel với nhà bán lẻ

Với Omnichannel, các nhà bán lẻ sẽ có 2 lợi rất lớn đó là (1) mở rộng kinh doanh của mình ở khắp mọi nơi mà không cần phải có cửa hàng của mình, đa dạng hóa mặt hàng, và (2) nắm bắt được thị trường, phân khúc khách hàng (trước khi quyết định gia nhập các cửa hàng vào thị trường đó)

Mở rộng kinh doanh:

  1. Rất nhiều mặt hàng mà người tiêu dùng không thể mua tại địa phương của mình hiện đang sinh sống (theo thống kê ngay tại Anh thì con số này đã là 9 tỷ Bảng trong năm 2012) – và người tiêu dùng cần phải tìm mua ở các địa phương khác với mọi hình thức, thì nay, người tiêu dùng có thể mua ngay sản phẩm mình cần với chiếc điện thoại di động và lại nhận được rất nhiều trải nghiệm của sản phẩm mà nhà bán lẻ cung cấp trước khi họ quyết định đặt mua sản phẩm. Một lợi thế rất lớn mà Omnichannel cung cấp.
  2. Ngược lại, nhà bán lẻ cũng có thể đặt mua các sản phẩm từ nơi này, cung cấp cho các khách hàng của mình ở nơi khác mà họ vẫn không nhất thiết mở cửa hàng hoặc siêu thị – đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu đây chắc hẳn là mục tiêu của tất cả các nhà bản lẻ trên thế giới.

Nắm bắt thị trường

Nhà bán lẻ có khách hàng tại thị trường mà mình chưa đặt chân tới, có được thông tin thị hiếu của khách hàng, khả năng chiếm lĩnh thị trường, và đặc biệt là kế hoạch mua sắm của các khách hàng của mình nhằm cung cấp cho các nhà quản trị bán lẻ quyết định mở kênh phân phối, hoặc gia nhập thị trường này – và chắc chắn đây là lời giải luôn làm đau đầu các nhà quản trị bán lẻ.

Omnichannel luôn mang đến những điều bất ngờ cho nhà bán lẻ là khả năng đánh thức các thị trường & phân khúc khách hàng mới, béo bở mà họ khả năng trước đó họ luôn không ngờ tới.

Sử dụng Omnichannel để gia tăng doanh số cho nhà bản lẻ

Với nhà bán lẻ, 2 vấn đề đặc biệt quan trọng hàng đầu là (1) Nhận thức thương hiệu (bao gồm sản phẩm và doanh nghiệp – brand awareness) và (2) niềm tin của khách hàng (loyalty) quyết định sự phát triển của sản phẩm, thị trường, và khách hàng – Hay nói cách khác, 2 vấn đề này quyết định đến doanh thu của nhà bán lẻ.

Vì vậy, việc mở rộng các kênh bán hàng, cung cấp thông tin về sản phẩm trên bình diện rộng thông qua tất cả các kênh (Omnichannel) là việc làm thực sự cần thiết của tất cả các nhà quản trị bán lẻ và họ đã làm:

  1. Mở rộng sự hiện diện của mình trên tất cả các kênh bán hàng có thể cho sản phẩm của mình.
  2. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, sở thích,… của thị trường sẽ có sự phối kết hợp giữa các kênh (cửa hàng hay không cửa hàng) với nhau để tăng thêm sự nhận diện về thương hiệu của mình.
  3. Một cách mà các nhà quản trị trong thời gian gần đây đã làm là cửa hàng tiện lợi, với chiến thuật này, nhà bán lẻ rất nhanh chóng khẳng định sự hiện diện của mình với chi phí thấp nhất, nhưng giàn trải nhất.
  4. Và dĩ nhiên, chắc chắn không nhà lãnh đạo bán lẻ nào lại bỏ qua kênh Web, bán hàng trực tuyến, mạng xã hội,… như là công cụ phát triển rất nhanh cho thấy sự hiện diện của bạn.
  5. Kinh nghiệm mua sắm cũng được áp dụng một cách rộng rãi trong đó việc ghi nhận các nhận xét, đánh giá sản phẩm, các chia sẻ của người mua sẽ làm tăng thêm giá trị về thương hiệu sản phẩm của bạn, và doanh nghiệp của bạn.

Khảo sát sau đây với 256 nhà bán lẻ hàng đầu ở Mỹ và Châu Âu về kênh bán hàng và ngành nghề được thực hiện vào tháng 11/2013 do Forrester nghiên cứu

Xem thêm: Vì sao bán lẻ Việt Nam cần hiểu và chuyển model của mình theo Omnichannel

Source: bsdinsight.com

Omnichannel - giải pháp marketing, bán hàng đa kênh | Omnichannel.vn


Xây dựng website bán hàng đa kênh

chuyên nghiệp với Haravan

Bắt đầu dùng thử miễn phí

Email dùng để đăng nhập vào Shop | Website
Mật khẩu dùng để đăng nhập vào Shop | Website
Bạn có thể thay đổi tên này về sau (Tên shop 4-50 ký tự)