4 sai lầm doanh nghiệp phải biết khi triển khai Omnichannel bán hàng đa kênh
Sau đây là 4 sai lầm phần đa doanh nghiệp thường hay mắc phải khi triển khai giải pháp bán hàng online
Chậm thay đổi
Theo số liệu thống kê, chỉ mới có khoảng 40% doanh nghiệp Việt Nam có từ 2 kênh bán hàng trở lên. Thị trường bán lẻ giống như một chiếc bánh, nếu doanh nghiệp chỉ tập trung duy nhất vào một kênh bán hàng thì chẳng khác gì việc giữ riêng phần bánh bé nhỏ của mình, mà không thấy rằng đối thủ đang dần chiếm hết các phần khác. Tốc độ chính là yếu tố đầu tiên cần tính đến trong bán hàng đa kênh, hãy xây dựng ngay cho mình một hệ thống các kênh bán hàng càng sớm càng tốt nếu không muốn thị trường ngày càng thu hẹp và lợi nhuận ngày một giảm sút.
Dàn trải ra quá nhiều kênh bán hàng
Bản chất của ngành thương mại điện tử là có tốc độ thay đổi nhanh chóng cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nên ngày càng có nhiều kênh bán hàng được hình thành. Đây là cơ hội tốt để triển khai Omnichannel, tuy nhiên chủ doanh nghiệp cần phải biết chọn lọc ra những kênh bán hàng thực sự có khả năng mang lại lợi nhuận cho mình.
Tại Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp có thể đầu tư vào 4 kênh bán hàng chính là:Chuỗi cửa hàng bán lẻ truyền thống, website bán hàng, fanpage Facebook và các sàn thương mại điện tử. Đây là 4 kênh chủ đạo trong toàn ngành bán lẻ tại Việt Nam, thực tế đã cho thấy việc đầu tư vào các kênh bán hàng này sẽ ít rủi ro hơn cũng như mang lại hiệu quả tốt hơn so với những kênh còn lại.
Không có một hệ thống quản lý chung
Vấn đề mấu chốt của bán hàng đa kênh, không phải là "bán tại những kênh nào?", mà là "quản lý các kênh như thế nào?"Kịch bản chung mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải là:
Giai đoạn ban đầu khi chỉ có một cửa hàng bán lẻ, họ tìm một phần mềm bán hàng đơn giản để quản lý sản phẩm và tồn kho.
Tình hình kinh doanh thuận lợi, chủ doanh nghiệp quyết định mở thêm một vài cửa hàng nữa. Rắc rối bắt đầu phát sinh khi phần mềm bán hàng trước đó không đáp ứng được việc quản lý sản phẩm, số tồn, giá bán tại từng cửa hàng.
Tiếp tục xây dựng website bán hàng, doanh nghiệp phải nhập lại toàn bộ sản phẩm lên website. Đơn hàng từ website phải mất công nhập vào file Excel để xử lý. Phần mềm bán hàng đang dùng lại không có tính năng xử lý đơn hàng online, không thể kiểm soát được hàng đang chuyển.
Doanh nghiệp tạo một fanpage Facebook để bán hàng nhưng nhân viên thường xuyên bỏ lỡ comment inbox của khách, quên không ẩn bình luận nên bị đối thủ cướp khách. Đơn hàng phát sinh từ Facebook cũng gặp tình trạng tương tự như với website, không biết xử lý ở đâu
Khi mở rộng bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp phải nhập sản phẩm lại từ đầu. Số tồn thay đổi liên tục nhưng không đồng bộ về phần mềm bán hàng, dẫn đến lệch tồn. Đơn hàng được xử lý riêng trên mỗi sàn, báo cáo cũng chỉ hiện cho mỗi sàn. Không có báo cáo tổng thể cho toàn bộ các kênh bán hàng.
Có đến 80% số doanh nghiệp được hỏi đang gặp phải ít nhất một trong những vấn đề trên. Việc không có một hệ thống quản lý thống nhất khiến cho doanh nghiệp phải chịu rất nhiều chi phí phát sinh, không tối ưu được nhân lực, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.
Không có quy trình xử lý đơn hàng
Như đã nói ở trên, khi triển khai bán hàng đa kênh, đơn hàng có thể đến từ rất nhiều nguồn. Nếu không có một quy trình xử lý đơn hàng tập trung thì doanh nghiệp sẽ cần đến rất nhiều nhân lực để xử lý từng kênh bán hàng. Ngay cả khi đơn hàng được tập trung về một mối nhưng không tối ưu được luồng làm việc cho nhân viên thì sự chồng chéo, sai sót xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Qua thực tiễn triển khai Omnichannel cho các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, AEON, THECOFFEHOUSE, THEFACESHOP, AOTHUN... - Haravan đã xây dựng được một giải pháp quản lý bán hàng đa kênh tập trung, toàn hiện và hiệu quả, giúp doanh nghiệp gia tăng được doanh số cũng như giảm cơ cấu nhân sự một cách đáng kể.
Quý khách hàng có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý bán hàng đa kênh Haravan Omnichannel tại website: Haravan.com
Xem thêm: Quá nhiều chủ shop online đang hiểu sai về Omnichannel marketing, bạn thì sao