Vai trò của chuỗi cung ứng khi vận hành giải pháp Omnichannel

Vai trò của chuỗi cung ứng khi vận hành giải pháp Omnichannel

Số lượng người sử dụng máy tính cá nhân và smartphone đang tăng cực nhanh ở các nền kinh tế phát triển đã và đang khiến các trải nghiệm mua sắm thay đổi nhanh chóng. Khách hàng muốn những trải nghiệm liền mạch ở khắp các kênh khác nhau và có thể truy cập được bất cứ khi nào và bất cứ cách nào họ chọn.

Xu hướng omnichannel   

Cùng với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn để đáp ứng nhu cầu mua sắm của mình, cả trực tuyến và ngoại tuyến. Khách hàng có thể mua sắm tại cửa hàng, hoặc trên một trang web trực tuyến, hoặc với ứng dụng cài trong máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh hoặc tivi thông minh. Họ có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm qua mạng xã hội, trên các trang web, và sau đó sử dụng các thiết bị thông minh để hoàn tất việc mua sắm.

Các công ty theo đuổi chiến lược Omnichannel nhận ra rằng khách hàng có thể kết nối với doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau, trên nhiều nền tảng. Cách thức này ghi nhận điện thoại di động và mạng xã hội cho phép khách hàng không chỉ nhanh chóng chuyển đổi giữa các kênh, mà còn thật sự sử dụng nhiều kênh cùng một lúc. Ví dụ, họ vừa kiểm tra đánh giá và xếp hạng sản phẩm trên điện thoại di động và tự mình đánh giá sản phẩm trên kệ cửa hàng.  Omnichannel dự báo rằng, trong quá trình mua sắm, khách hàng có thể bắt đầu trong một kênh, nhanh chóng di chuyển đến một kênh khác và kết thúc ở một kênh khác nữa.

Chính vì vậy, khi theo đuổi chiến lược Omnichannel, các công ty phải cố gắng kết nối với khách hàng trên nhiều kênh, đồng thời phải sử dụng tất cả các kênh truyền thông đó để thu hút khách hàng một cách đồng bộ. Chính vì vậy,  Omnichannel là sự tích hợp của tất cả các kênh ngoại tuyến và trực tuyến để cung cấp một trải nghiệm liền mạch và thống nhất cho khách hàng.

Chuỗi cung ứng liền mạch

Các doanh nghiệp ngày nay đang nhìn thấy thực tế là chuỗi cung ứng truyền thống của họ bị gián đoạn bởi internet và sự phát triển của khoa học công nghệ. Và trong thế giới công nghệ, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi những trải nghiệm mang tính cá nhân, nhất quán và liền mạch giữa mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến. Điều này đòi hỏi các công ty phải cân nhắc lại chuỗi cung ứng của mình và phải nắm được các nguyên tắc của việc thực hiện các chuỗi cung ứng liền mạch:

Đảm bảo lợi ích cho khách hàng

Các công ty cần đảm bảo rằng hành trình mua sắm của khách hàng hoàn toàn được hiểu và được theo dõi. Khách hàng được cung cấp các trải nghiệm cá nhân và liền mạch thông qua công nghệ số trên tất cả các kênh theo cách có lợi nhất. Để đạt được điều này, các công ty cần kết nối khách hàng trực tuyến với chuỗi cung ứng vật lý, mà không có bất kỳ độ trễ nào.

Sản xuất linh hoạt

Cho phép các nhà bán lẻ, nhà phân phối, nhà sản xuất và nhà cung cấp liên tục đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong khi vẫn quản lý hàng tồn kho, máy móc và lao động trong các nhà máy để tối đa hóa ROI. Tính linh hoạt trong sản xuất phản ánh khả năng tạo ra nhiều loại sản phẩm với tỷ lệ thích hợp và chi phí thấp nhất. Nó cũng giải quyết việc đáp ứng một cách nhanh chóng và chính xác nhu cầu hay thay đổi của khách hàng trong bối cảnh gián đoạn nguồn cung.

Thực hiện một cách minh bạch

Việc kết nối các quá trình lập kế hoạch và thực hiện nhằm thỏa mãn lợi ích theo nhu cầu riêng biệt của khách hàng được thực hiện một cách minh bạch.

Thực hiện chuỗi cung ứng  liền mạch với chiến lược phân khúc

Để thành công trong thế giới hướng tới người tiêu dùng, các tổ chức phải có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu của khách hàng bằng cách hiểu cấu trúc lợi nhuận và sản phẩm, từ đó có thể thiết kế một chiến lược chuỗi cung ứng có lợi hơn cho mỗi khách hàng và làm tăng lợi nhuận trên tổng thể danh mục sản phẩm.

Tuy nhiên, nhiều công ty ngày nay vẫn còn sử dụng những chính sách và quy trình chuỗi cung ứng “một cho tất cả” (one size fits all), đáp ứng quá mức nhu cầu của một số khách hàng nhưng lại không đúng mức với những khách hàng khác – một thực tế sẽ dẫn đến lợi nhuận và dòng tiền thất thoát đáng kể.  Các nghiên cứu đã cho thấy rằng trung bình có 30% – 40% khách hàng và sản phẩm đầu tư của một công ty không đem lại lợi nhuận.

Tương lai thuộc về những nhà lãnh đạo có thể đáp ứng hiệu quả nhu cầu của khách hàng trong khi vẫn quản lý được chi phí chuỗi cung ứng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách triển khai các chiến lược phân khúc chuỗi cung ứng. Phân khúc chuỗi cung ứng là rất quan trọng vì ba lý do: Nó cho phép các công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách liền mạch với chi phí thấp nhất có thể; nó tạo ra một khuôn khổ tập trung toàn bộ các nỗ lực của tổ chức vào việc cung cấp giá trị cho khách hàng; và nó cung cấp một cách thức hiệu quả để quản lý toàn bộ vòng đời của một sản phẩm.

Theo mô hình này, các khách hàng khác nhau gắn kết với các kênh và các sản phẩm khác nhau sẽ được phục vụ thông qua các quy trình chuỗi cung ứng, chính sách và phương thức vận hành khác nhau. Mục đích nhằm tìm ra các chính sách và quy trình chuỗi cung ứng tốt nhất để phục vụ mỗi khách hàng và mỗi sản phẩm tại một thời điểm nhất định một cách kịp thời trong khi tối đa hóa cả dịch vụ khách hàng và lợi nhuận của công ty. Theo cách tương tự như phân khúc khách hàng hoặc sản phẩm, chuỗi cung ứng có thể được phân đoạn dựa trên khả năng cung cấp dịch vụ. Xác định chuỗi cung ứng khác nhau trong một tổ chức thông qua phân khúc có thể giúp các công ty cải thiện mức dịch vụ và giảm chi phí. Bên cạnh đó, phân khúc còn giúp công ty tăng lợi nhuận bằng cách điều chỉnh chiến lược chuỗi cung ứng của mình đến từng khách hàng và sản phẩm trong danh mục đầu tư. Phân khúc cũng có thể giúp các nhà quản lý chuỗi cung ứng giải quyết một số vấn đề lớn nhất mà họ đang đối mặt. Chính sách phân khúc chuỗi cung ứng được cấu trúc hợp lý đối với khách hàng và sản phẩm có thể làm giảm đáng kể tác động của nhu cầu biến động.

Với bất kỳ chiến lược phân khúc nào, lợi nhuận là mục tiêu bao trùm nhưng trọng tâm vẫn hướng đến việc cung cấp các dịch vụ cá biệt với từng nhóm khách hàng. Các công ty cũng cần lưu ý rằng, việc xây dựng các mức chất lượng dịch vụ khác nhau với từng nhóm khách hàng khác nhau là cần thiết. Khách hàng cao cấp có thể yêu cầu mức dịch vụ cao hơn, đòi hỏi chi phí cao hơn, trong khi một số khách hàng khác thì không.

Chuỗi cung ứng liền mạch là một giải pháp đòi hỏi phải có sự kết hợp của con người, quy trình và công nghệ tốt nhất, cũng như sự lãnh đạo và cam kết mạnh mẽ. Các nhà quản lý phải thấm nhuần văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm, các quy trình kinh doanh tương ứng cần được gắn chặt vào văn hóa của tổ chức, liên tục từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, truyền đạt rõ ràng những lợi ích và các trường hợp thay đổi. Điều này không chỉ dẫn đến một trải nghiệm khách hàng đa kênh riêng biệt và nhất quán mà còn có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận, thị phần và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Xem thêm:

Omnichannel - giải pháp marketing, bán hàng đa kênh | Omnichannel.vn


Xây dựng website bán hàng đa kênh

chuyên nghiệp với Haravan

Bắt đầu dùng thử miễn phí

Email dùng để đăng nhập vào Shop | Website
Mật khẩu dùng để đăng nhập vào Shop | Website
Bạn có thể thay đổi tên này về sau (Tên shop 4-50 ký tự)