Tối ưu quảng cáo trên các kênh online marketing Phần 2
Xem lại: Tối ưu quảng cáo trên các kênh online Marketing phần 1
Tiếp cận: Là số người nhìn thấy quảng cáo của bạn
Hiển thị: Số lần quảng cáo của bạn được người dùng nhìn thấy
Như các phần trước của bài 1 mình có nói: Bản chất tính tiền của Facebook là CPM (Cost Per Mille), chi phí theo hiển thị. Như vậy bản chất cạnh tranh của Facebook là cạnh tranh về hiển thị.
Bạn có sản phẩm tốt, mức giá cạnh tranh, nội dung (text+hình ảnh) thu hút. Tuy nhiên không hiển thị được đến người dùng, không cho người dung nhìn thấy thì vẫn không thể bán được hàng .
Ngoài ra Facebook là 1 hệ thống Big Data. Hệ thống cần nguồn data đầu vào để phân tích sau đó mới đưa ra những hướng tối ưu, hướng tiếp cận dựa vào nguồn dữ liệu đầu vào đó.
Facebook tạo ra hệ sinh thái để kết nối người dùng nên luôn luôn ưu tiên hiển thị những nội dung có ích cho người xem. Trước khi đi vào nguyên nhân, những yếu tố gây ảnh hưởng & hướng tối ưu chỉ số hiển thị. Mình cần mọi người hiểu về “ Thuật toán Edge Rank” của Facebook.
Từ “Edge” được định nghĩa như là tất các hoạt động trên facebook mà có khả năng xuất hiện trên newfeed của người dùng, bao gồm: like, comment, share, tags hoặc bất kì hành động nào của người dùng. Facebook tối ưu thuật toán này để lọc các kết quả xuất hiện trên newfeed của người dùng liên quan vì không phải bất kì hành động nào cũng đều được xuất hiện.
Các nhân tố của thuật toán
Thuật toán bao gồm 3 thành phần chính: Affinity (mối quan hệ), Weight (Loại bài post) và Decay (Thời gian post)
thủ thuật tăng edgerank
Edge Affinity – Mối quan hệ (kết nối)
“Affinity” được đo lường bởi các mối quan hệ mà bạn có với những người tạo ra “Edge”. Nếu mối quan hệ này càng gắn kết (tương tác với nhau thường xuyên, cùng tương tác hoặc sở thích nào đó) thì điểm số Affinity càng cao. Ví dụ nếu bạn có một số lượng lớn bạn bè mà like cùng 1 page thì những hành động “like” của những bạn này sẽ hiển thị trên newfeed của bạn.
Edge Weight – Loại bài post
Có 2 loại Weight: post và interaction (tương tác). Post là bao gồm các dạng như: photo ,video, link, status trong đó photo là dạng có trọng số cao nhất. Trong khi interaction bao gồm: Share, comment, tag và like trong đó Like có trọng số thấp nhất. Share sẽ được đánh tỷ trọng cao nhất
Time Decay
Một story (nội dung có khả năng xuất hiện trên newfeed) quá lâu sẽ không có khả năng xuất hiện trên newfeed. Facebook không sắp xếp các story theo thứ tự thời gian làm yếu tố chính, tuy nhiên yếu tố này cũng có ảnh hưởng đến việc xuất hiện trên newfeed..
EdgeRank cũng tương đương với độ Reach (khả năng tiếp cận của 1 bài viết đến một lượng người nhất định)
Khi mà EdgeRank được sử dụng để quyết định xem một bài viết có thể tiếp cận tới bao nhiêu người thì kết quả này cũng tương đượng như độ Reach.
II. Tối ưu chỉ số Reach (tiếp cận) và hiển thị. Hay làm sao để giảm giá CPM
Mọi người tạm hiểu là CPM của mỗi mặt hàng sẽ khác nhau. Nó dựa vào mức độ cạnh tranh,bao nhiêu nhà quảng cáo đang đánh vào sản phẩm đó, tệp người đó.
- Giảm giá CPM tức là cùng 1 số tiền quảng cáo của bạn bung reach được càng nhiều người, càng nhiều lần càng tốt. Dưới đây là 1 số yếu tố theo kinh nghiệm của mình ảnh hưởng đến giá CPM:
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến dữ liệu đầu vào (những tương tác ban đầu khi bài viết xuất hiện) giúp Facebook có thể tối ưu được. Hiểu nôm na là bài viết của bạn đầu tiên xuất hiện (hoặc nếu quảng cáo thì 0h00 sẽ reset lại sự liệu ) thì làm sao để nhiều người tương tác.
a. Thời điểm đăng ads
Mỗi sản phẩm khác nhau có 1 khung giờ lên ads khác nhau. Cái này phải test nhiều lần mới đúc rút ra được. Có mẫu mình lên buổi sáng thỳ tốt, mẫu buổi trưa tốt,có mẫu đêm mới tốt. Cần nghiên cứu rõ hành vi sử dụng Facebook của tệp khách hàng mục tiêu và đưa ra thời gian lên bài phù hợp. Mình hay lên ads trước giờ khách mình hay online khoảng 1 tiếng. Nên mọi người cố gắng test nhiều thời điểm và lưu lại kết quả nhé.
b. Nội dung (hình ảnh+text) quảng cáo của bạn
Nội dung quảng cáo hay. Điểm phù hợp cao. Sẽ được ưu tiên reach hơn. dẫn đến giá CPM cũng sẽ thấp hơn. Vì vậy việc sáng tạo nội dung là điều cực kỳ quan trong trong việc chạy quảng cáo. Không tự nhiên lại có câu: Content is King phải không?
c. Target
Giống như nhạc Sơn Tùng hay thì phải đem cho Sky nghe vậy thế nó mới trất’ss. Còn lại đem cho các cụ ở quê nghe thì lại thành ra dở. Khi target sai, quảng cáo của bạn hiển thị đến những người không quan tâm, họ sẽ không tương tác. Facebook sẽ đánh giá quảng cáo của bạn không tốt như vậy khó cho việc reach tiếp theo. Vì vậy mọi người cần nên thường xuyên A/B testing để tìm ra đối tượng và tệp khác hàng mục tiêu phù hợp với sản phẩm của mình.
d. Đa dạng các hình thức chạy
Video chẳng hạn. Sẽ hiển thị tốt hơn Click to web hay boostpost
2. Những yếu tố từ tài khoản, fanpage
1. Cơ cấu tài khoản quảng cáo
Nếu Tài khoản quảng cáo của bạn là cá nhân sẽ có cơ câu: Tài khoản quảng cáo – Chiến dịch – Nhóm quảng cáo – Quảng cáo
Còn nếu TK là TK BM (Business Manager) cơ cấu sẽ là: Agency Business – Business admin – TK quảng cáo – Chiến dịch – Nhóm quảng cáo – Quảng cáo
Việc cơ cấu tài khoản quảng cáo không hợp lý và rõ rang. VD: Có quá nhiều adset trong 1 chiến dịch , quá nhiều quảng cáo trong 1 nhóm quảng cáo. Dẫn tới Facebook sẽ tối ưu để quảng cáo, nhóm quảng cáo tốt nhất được hiển thị nhiều hơn. Ngoài ra việc cạnh tranh nhiều giữa các tệp audience trong cùng 1 TK, 1 chiến dịch dẫn tới việc khó hiển thị quảng cáo
2. Tình trạng Fanpage
Nó chính là sức khoẻ Fanpage của bạn. có những fanpage khả năng hiển thị rất tốt nhưng có những fanpage hiển thị kém. Cái này mọi người có thể đo chỉ số JEViC (Join - Engagement – Viral – Cross) số liệu lấy trong phần " thông tin chi tiết " page của bạn nhé.
3. Tài khoản quảng cáo
Nhiều trường hợp xảy ra 1 chiến dịch quảng cáo chạy cùng tệp Audience. Tuy nhiên TK này tốt, TK khác không tốt. Đó ra do sự phân phổ hiển thị của Facebook đang chưa được đồng đều. Do vậy mọi người nên chạy nhiều tài khoản khác nhau. Chiến dịch bên TK nào tốt mọi người nên đẩy trên tài khoản đó.
Xem thêm: 7 cách giúp SEO Fanpage Facebook dễ dàng