Chọn Haravan hay Bizweb (Sapo)?

Chọn Haravan hay Bizweb (Sapo)?

Với sự bùng nổ của thương mại điện tử , rất nhiều nền tảng website đã ra đời để đáp ứng nhu cầu kinh doanh online của mọi người. Cũng chính vì vậy, người kinh doanh rất khó khăn để chọn ra cho mình được một nền tảng kinh doanh phù hợp. không có giải pháp nào là hoàn hảo, phù hợp 100% cho tất cả mọi người. Có những thiết kế website chỉ từ 50k/ tháng, nhưng cũng không ít đơn vị thiết kế trọn gói giá từ 5 triệu đồng/lần và trên 15-20 triệu/lần cho những thiết kế mà họ gọi là "cao cấp".

Khi bắt đầu ra quyết định chọn 1 nền tảng hay đơn vị cung cấp website nào, đừng nên dính vào cái bẫy "cao cấp", hãy nghĩ xem khi kinh doanh online thì cần những chức năng, nhu cầu gì ?

Tại Việt Nam, theo xếp hạng 2 nhà cung cấp giải pháp website chuyên nghiệp đó là Haravan và Bizweb. Cùng phân tích và lựa chọn xem nền tảng nào phù hợp hơn cho bạn nhé:

Nhìn tổng quan

Có nhiều bạn khi kinh doanh sẽ phân vân trong sự lựa chọn giữa Haravan và Bizweb, nên cần có cái nhìn tổng quan như sau:

Cả 2 đều là nền tảng website hệ thống, tức là bạn sẽ không được đụng chạm tới mã nguồn( tất cả Website đều chạy trên cùng một bộ code hệ thống được tạo sẵn và cùng database).

Khi bạn đăng ký, bạn sẽ được cấp 1 tên miền dạng subdomain miễn phí trước khi gắn domain chính thức, tên miền subdomain có dạng tendangky.bizweb.vn hoặc tendangky.myharavan.com.

Nhược điểm khi sử dụng nền tảng bizweb hoặc Haravan:

- Nếu ngừng sử dụng dịch vụ thì sau 1 thời gian sẽ mất website, vì đây là website thuê, không thể bàn giao source code. Chính vì vậy nên càng phải cân nhắc lựa chọn để gắn bó lâu dài.

- Khi cài thêm ứng dụng thì sẽ mất phí sử dụng.

- Website hệ thống nên sẽ có nhiều phần bó hẹp, khó tùy biến như 1 website riêng.

Cùng so sánh chi tiết 2 nền tảng

Quy mô:

Xét về quy mô thì có lẽ Bizweb vẫn nhỉn hơn so với Haravan.

Bizweb là một sản phẩm của DKT đã được phát triển từ năm 2008, đến nay đã có hơn 30.000 khách hàng đã sử dụng ( 07/2017). Bizweb tiền thân là đơn vị chuyên về thiết kế website là chính. Nhân viên Bizweb khoảng 500+, nhưng số khách hàng của họ vào khoảng 30,000+, rất khó khăn trong khâu chăm sóc khách hàng.

Haravan thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2014 với sứ mạng giúp cung cấp giải pháp thương mại điện tử tốt hơn, giúp người kinh doanh chuyên nghiệp hơn. Trụ sở chính ở HCM và chi nhánh ngoài Hà Nội. Số lượng nhân viên khoảng 350+ và có khoảng 15,000+ khách hàng gắn bó.

Tuy nhiên, Bizweb có 9 năm kinh nghiệm trong việc thiết kế website nhưng lại không chuyên nghiệp trong mảng triển khai website bán hàng đa kênh, từ khi thấy được nhu cầu của thị trường người kinh doanh cần bán hàng trên nhiều kênh thì họ mới bắt đầu triển khai, nhưng đã muộn và không theo kịp vì Haravan - công ty startup tiên phong và triển khai giải pháp omnichannelwebsite bán hàng đa kênh từ trước. Haravan( 10/2014) khởi lập đã định hướng đúng khi cung cấp giải pháp omnichannel, bán hàng đa kênh. Mãi từ năm 2017 Bizweb mới bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực này.

Kho giao diện

Bizweb theo như giới thiệu thì họ hiện có 150+ giao diện. Haravan phong phú hơn với khoảng 400+ mẫu giao diện, chưa tính các giao diện tùy chỉnh và đội ngũ phát triển giao diện hùng hậu.

Kho giao diện Haravan

Xét về giao diện thì mình thấy cả 2 bên ngang nhau về chất lượng vì phần lớn các mẫu được lấy từ những form nước ngoài, nhưng về số lượng thì Haravan nhiều lựa chọn hơn. Các mẫu themes của Haravan được phát triển và kiểm tra độ chuẩn về tốc độ, quy chuẩn quốc tế và các quy tắc SEO rất kỹ trước khi đăng bán nên phần này đa số khách hàng có phần hài lòng hơn.

So sánh giá

Về giá cả 2 đều có mức giá phổ biến là 299,000đ. Trong khi gói thấp nhất của Bizweb là 230,000 và Haravan là 199,000. Cả 2 đều cho phép dùng thử full tính năng 15 ngày hoàn toàn miễn phí.

Dễ sử dụng khi nhập liệu

Theo như khảo sát, cả 2 đều có quản trị dễ dàng và có hướng dẫn rất cụ thể. Khi trải nghiệm thì giao diện quản trị của Haravan có phần dễ sử dụng hơn, các tính năng sắp xếp hợp lý và không rườm rà như Bizweb. Đặc biệt, điều dễ nhận thấy là các bố cục quản trị của Bizweb khá giống với Haravan nhưng luôn đi sau.

Hỗ trợ kinh doanh

Như đã nói ngay từ đầu, việc đánh giá 2 nền tảng Haravan và Bizweb nên quy về 1 tiêu chuẩn duy nhất, đó là: hiệu quả, hỗ trợ tốt cho việc bán hàng. Hãy xem 2 nền tảng này hỗ trợ gì cho người kinh doanh đa kênh:

- Triển khai kênh bán hàng: Vấn đề này thì đảm bảo hệ thống kết nối các kênh bán hàng của Haravan tốt hơn, đã sử dụng và cho thấy tốc độ truy xuất đến những kênh bán hàng khác nhau nhanh hơn so với Bizweb, điều này dễ hiểu vì định hướng của Haravan từ những năm 2014 đã là công ty cung cấp giải pháp nền tảng Omnichannel - bán hàng đa kênh. Bizweb chỉ mới phát triển từ giữa cuối năm 2017.

- Kênh bán hàng có thể kết nối tối đa khi dùng Bizweb là 8. Haravan kết nối với 10 kênh bán hàng chính, những kênh này đều là những sàn TMĐT hoặc kênh có lượng khách hàng lớn:

  • Adayroi.com
  • Lazada
  • Websosanh
  • 5giay.vn
  • Webtretho.com
  • Tích hợp vào website khác - API
  • Facebook
  • Zalo
  • Điểm bán lẻ ( chuỗi cửa hàng)
  • Multi Warehouse( quản lí đa kho, đa chi nhánh).
  • Những kênh bán hàng online khác...

Đặc biệt ưu ái dùng Haravan hơn do khả năng kết nối với hơn 8 nhà vận chuyển lớn tại Việt Nam, việc tích hợp vận chuyển sẵn giúp giảm chi phí phát sinh đấu nối với từng đơn vị vận chuyển, chi phí vận chuyển cũng được đối tác của Haravan hỗ trợ rất nhiều:

  • Shipchung
  • Giaohangnhanh
  • Proship
  • Giaohangtietkiem
  • FlexShip
  • Viettel Post
  • Ninja Van
  • Vietnam Post

Nhìn chung 1 điều, hầu như những đối tác lớn trong các lĩnh vực cần có của 1 shop bán hàng như vận chuyển, thanh toán đều liên kết với Haravan. Như Flex tích hợp với Haravan từ hơn 1 năm trước( 2016), trong khi đến tháng 8/2017 mới tích hợp vào Bizweb. Điều này cho thấy tiềm năng của Haravan rộng mở hơn so với Bizweb rất nhiều vì Haravan có mạng lưới đối tác lớn, luôn có những ưu đãi khủng với khách hàng của Haravan.

Chăm sóc khách hàng

Sau khi đăng ký sử dụng sẽ có nhân viên hỗ trợ bạn rất nhiệt tình. Tuy nhiên, do số lượng khách hàng và nhân viên được chia sẻ ngay từ đầu thì tỉ lệ chăm sóc có thể không được như ý muốn. Được khảo sát, Haravan chăm sóc khách hàng tốt hơn, tất nhiên sơ suất vẫn có thể xảy ra do các sự cố từ hệ thống đối tác. Có nhiều người kinh doanh bán hàng chỉ phụ thuộc vào 1 kênh, lấy ví dụ là Facebook, nếu lỡ đứt cáp quang( đường truyền) thì hệ thống Haravan hay Bizweb tại Việt Nam cũng không thể làm được gì cho đến khi đường truyền được khắc phục. Điều này làm không ít người nghĩ rằng trục trặc là từ hệ thống Bizweb hoặc Haravan.

Có thể đối chiếu tỉ lệ chăm sóc khách hàng của Haravan và Bizweb như sau:

Haravan: 15,000 khách hàng / 350 nhân viên = 42

Bizweb: 30,000 khách hàng / 500 nhân viên = 60

Rõ ràng nhân viên Haravan sẽ chăm sóc khách hàng tốt hơn do số lượng KH phải chăm sóc/nhân viên ít hơn.

Tuy nhiên sự cố và sai sót đối với bất cứ công ty hay doanh nghiệp nào đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng cách khắc phục của 1 công ty Startup như Haravan luôn có tốc độ nhanh và bền vững hơn. Đây cũng là lý do vì sao các tập đoàn như Facebook và Google đều lựa chọn Haravan làm đối tác duy nhất để phát triển và hỗ trợ Haravan tại thị trường Châu Á.

Xem chi tiết: Launchpad AcceleratorHaravan hợp tác với Facebook

Thiết kế 1 website đẹp không phải là vấn đề khó. Tuy nhiên để website hoạt động hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn làm và Marketing sau đó mới là điều quan trọng. Nếu không Website đẹp đến mấy cũng chỉ là lãng phí và để vứt đi nếu không ai biết đến và không có người truy cập.

Từ những phân tích trên, lựa chọn Haravan trong việc xây dựng và phát triển nền tảng bán hàng đa kênh là hoàn toàn chính xác.

Xem thêm:

Omnichannel - giải pháp marketing, bán hàng đa kênh | Omnichannel.vn


Xây dựng website bán hàng đa kênh

chuyên nghiệp với Haravan

Bắt đầu dùng thử miễn phí

Email dùng để đăng nhập vào Shop | Website
Mật khẩu dùng để đăng nhập vào Shop | Website
Bạn có thể thay đổi tên này về sau (Tên shop 4-50 ký tự)